Nếu bạn là một người hay tìm hiểu về mỹ phẩm, đặc biệt là với các dòng nước hoa thì chắc chắn đã từng nghe tới loại nước hoa khô này ít nhất một lần phải không nào. Ở bài viết ngày hôm nay, Thỏ sẽ giúp bạn làm rõ hơn về khái niệm nước hoa khô. Và đặc biệt sẽ có hướng dẫn thêm về cách làm nước hoa khô. Cùng theo dõi ngay nhé!
Table of Contents
Nước hoa khô là gì?
Thông thường các loại nước hoa sẽ được điều chế dưới dạng chất lỏng. Tạo ra bởi sự kết hợp giữa cồn, tinh dầu cùng với những chất dung môi khác để tạo thành các tầng hương. Ngược lại với nước hoa dạng lỏng, nước hoa khô hay còn gọi là nước hoa sáp là loại nước hoa được tạo ra dưới dạng sáp dẻo. Tóm lại là, nước hoa khô là sự kết hợp giữa các loại tinh dầu và những loại sáp như sáp ong, sáp cand và dầu nến.
So sánh nước hoa khô và nước hoa dạng lỏng truyền thống
Sau khi đã biết rõ khái niệm, Thỏ muốn mọi người hiểu rõ hơn về loại nước hoa này khi so sánh với loại dạng lỏng trước khi tới cách làm nước hoa khô. Chúng ta thử xem có sự khác nhau gì quá lớn không nào.
Về độ tỏa hương
Thực tế mà nói, độ tở hương của các loại nước hoa dạng sáp không được tốt bằng những dòng nước hoa dạng xịt. Nước hoa dạng xịt đa dạng về các loại nồng độ theo tỉ lệ tinh dầu. Đặc biệt với những dòng Parfum, EDP, EDT..thì độ tỏa hương là tốt nhất. Ngay cả khi khoảng cách giữa bạn và người đối diện là 2m bạn vẫn có thể cảm nhận được mùi hương từ họ.
Ngược lại, với nước hoa khô thì độ tỏa hương chỉ trong vòng bán kính 0.5m đổ lại mà thôi. Nhưng nếu bạn là một người không thích quá nổi bật nhưng vẫn muốn cho mình có một hương thơm đặc biệt, đây chắc chắn là một lựa chọn đáng tiền.
Về độ lưu hương
Bình thường, các dòng nước hoa truyền thống sẽ có thời gian lưu hương khá tốt. Đặc biệt là những loại nước hoa có tỉ lệ tinh dầu cao như dòng EDT, EDP và Parfum. Thời gian lưu hương có thể từ 8-10 tiếng. Tuy nhiên, vẫn có những loại chỉ lưu hương được từ 3 đến 5 giờ và nếu không hợp cơ địa thì chỉ ở trên da nhiều nhất là 1 tới 2 tiếng.
Đối với các dòng nước hoa sáp thì việc lưu hương cũng được đánh giá là khá ổn. Chúng có thể bám trên da lâu và giữ hương thơm tốt nhờ vào các loại sáp và dầu nến. Nhưng để có thể tăng thời gian lưu hương thêm thì bạn cần dặm lại khi sử dụng chúng đấy nhé.
Sự khác nhau về các tầng hương
Các tầng hương của nước hoa sáp có thể sẽ khó phân biệt và nhận dạng một cách rõ rệt. Nhưng điều này không quá là quan trọng đâu. Bởi để có thể nhận biết được các tầng hương của nước hoa thì bạn phải là người cực kỳ sành sỏi mới có thể nhận biết được rõ rệt điều này.
Vậy nên hãy cứ kệ điều này đi, nếu bạn thấy loại sáp thơm đó cảm thấy thích và hợp với mình thì cứ mạnh dạn mua và đừng suy nghĩ nhiều nhé.
Ưu – nhược điểm của 2 loại nước hoa
Để đưa ra quyết định chọn các sản phẩm phù hợp thì chúng ta cần điểm qua những ưu và nhược điểm giữa 2 dòng nước hoa này.
Đối với nước hoa khô
Ưu điểm
Các loại nước hoa sáp có thiết kế rất nhỏ gọn và dễ dàng mang theo bên mình.
Cách sử dụng các loại nước hoa rất dễ dàng nên ai cũng có thể sử dụng được.
Mùi nước hoa khi ở trong hộp sẽ giống với mùi nước hoa trên da của bạn.
Tầng nước hoa không nhiều nên bạn sẽ không bị bối rối.
Hương thơm nhẹ nhàng phù hợp với những bạn không thích quá nổi bật.
Nhược điểm
Thời gian khô lâu nên dễ bị va quệt nếu không chú ý, như vậy sẽ làm mất hương đi nhanh.
So với các dòng nước hoa tầm trung thì giá nước hoa khô là khá mắc.
Khó nhận diện các tầng hương.
Không phù hợp với người có sở thích với hương thơm nồng, đậm và phạm vi tỏa hương rộng.
Đối với nước hoa truyền thống
Ưu điểm:
Đa dạng tầng hương, mùi hương.
Thời gian khô nhanh hơn.
Giá thành đa dạng.
Nhược điểm
Dung tích lớn, khó mang theo bên mình. Cần phải chiết nước hoa ra lọ có dung tích nhỏ hơn.
Kén người dùng.
Không phù hợp cho người thích hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng
Hầu hết là loại có giá thành rất cao.
Cách làm nước hoa khô
Nếu nói rằng nước hoa khô có thể tự làm ở nhà chắc hẳn bạn sẽ hơi nghi ngờ phải không nào. Thực ra làm nước hoa sáp không hề khó. Các nguyên liệu để làm nước hoa sáp rất dễ kiếm. Hãy xem 3 cách làm nước hoa khô dưới đây thôi nào
Nguyên liệu làm nước hoa khô
Trước khi làm một sản phẩm gì đó, chúng ta cần phải chuẩn bị thật kỹ các nguyên liệu để đảm bảo thành quả được như ý. Hãy điểm qua số nguyên liệu và công dụng của nguyên liệu trước khi đến với cách làm nước hoa khô nha.
Sáp dưỡng Vaseline
Với cách làm đơn giản, không quá cầu kỳ thì sáp dưỡng Vaseline là nhanh nhất để bạn có thể dễ dàng sở hữu một hộp nước hoa khô. Vaseline không những giúp bạn giữ mùi hương mà còn có thể cấp ẩm cho cơ thể của bạn nữa đấy nhé.
Các chất làm đông (sáp ong, sáp đậu nành)
Các loại sáp nguyên liệu dùng để thay thế Vaseline. Sáp ong và sáp đậu nành là 2 loại nguyên liệu thường được sử dụng. Đặc biệt là với sáp ong bởi giá thành rẻ và dễ mua nên bạn có thể dễ dàng tạo ra nước hoa khô.
Dầu nền
Một trong những thành phần chính của nước hoa sáp. Trên thị trường có rất nhiều các loại dầu nền như: dầu hạt nho, dầu jojoba, dầu hạnh nhân ngọt.. Các loại dầu nền này thường không có mùi nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Ngoài ra đây cũng là những chất được dùng để chăm sóc da tại nhà. Với nguồn gốc tự nhiên sẽ giúp bạn không bị kích ứng, gây mẩn ngứa.
Tinh dầu tạo hương
Mặc dù nước hoa sáp không rõ mùi hương các tầng nhưng bạn vẫn có thể tạo ra những loại hương phức hợp.
Hương thơm đơn nhất
Nước hoa khô sẽ có thành phần từ tinh dầu thiên nhiên. Các loại tinh dầu tốt nhất để tạo ra loại nước hoa sáp là oải hương, hoa hồng, huệ tây, ngọc lan tây… Những tinh dầu này sẽ cho bạn một loại nước hoa khô mùi nhẹ nhàng, tinh tế.
Hương thơm hỗn hợp
Dù tầng hương không rõ ràng nhưng bạn vẫn có thể lựa chọn cách tạo ra những loại sáp thơm tổng hợp. Có những mùi hương pha trộn sẵn như: Love Vanilla (gồm vani, ylang-ylang), Tranquil (cam ngọt, hoắc hương, ylang-ylang, bưởi, bergamot), Hoa mùa xuân (hoa cam, chanh, cam ngọt), Blues Buster (quýt, bưởi, phong lữ)
Những loại nước hoa sáp có hương tổng hợp là sự pha trộn bởi nhiều loại tinh dầu khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn là người nhạy cảm với mùi hương thì sẽ không phù hợp với bạn.
Mùi phức hợp với các tầng hương
Giống với nước hoa truyền thống, nước hoa sáp cũng có thể chia ra làm 3 tầng hương gồm: hương đầu hương giữa và hương cuối.
Các loại tinh dầu hay được dùng làm tầng hương đầu tiên: cây xô thơm, cam, chanh, bưởi, cây bách xù, xô thơm, bergamot, bạc hà.. những tinh dầu dễ bay hơi.
Tinh dầu dành cho tầng hương giữa là những loại có mùi hương kéo dài như: thảo quả, nhài, phong lữ, gừng, linh sam, sả, palmarosa, hương thảo..
Tầng hương cuối là những hương thơm rất đậm và sâu sắc. Do đó các tinh dầu thơm được lựa chọn nhiều là: gỗ, trầm hương, đàn hương, vani, cỏ vetiver..
Nhưng đừng quá kỳ vọng về sự phân tầng rõ ràng của nước hoa khô các bạn nhé. Các tầng hương của sản phẩm này sẽ không thể nổi bật được như với nước hoa truyền thống đâu.
Để có được mùi hương như ý mình, bạn có thể thử nghiệm pha trộn các tinh dầu riêng lẻ.
Lần lượt thêm 2 giọt tinh dầu hương đầu vào dầu nền, ngửi và đánh giá mùi hương. Tiếp đó là 2 giọt hương giữa và lạp lại để thử nghiệm hương thơm. Cuối cùng là cho tinh dầu hương cuối, dành thời gian để kiểm tra hỗn hợp.
Phần công việc tìm mùi hương yêu thích khá mất thời gian nhưng cũng rất thú vị. Bạn có thể phải thử rất nhiều lần mới ra được các tầng hương hợp ý.
Hũ thiếc đựng nước hoa
Hũ đựng thông thường sẽ có dung tích từ 5-20gr. Đây là dung tích hợp lý dành cho nước hoa khô. Bởi nếu sử dụng các loại dung tích lớn sẽ lâu hết và khi đó nước hoa có thể bị biến đổi mùi hương.
Vậy liệu bằng nhôm và thiếc là loại hũ được ưu tiên lựa chọn cho việc đựng loại nước hoa này. Nếu không có điều kiện tìm mua bạn vẫn có thể tận dụng hũ đựng son dưỡng môi hoặc thỏi son đã hết.
Kích thước nhỏ nhắn, tiện dụng và dễ mang theo người là lý do mà nước hoa sáp ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.
Cách làm nước hoa khô bằng Vaseline và nước hoa truyền thống
Nguyên liệu:
10gr Vaseline.
8-10 giọt nước hoa hoặc tinh dầu mà bạn thích.
Hũ nhỏ đựng thành phẩm.
Cách làm:
Bước 1: Để 10gr Vaseline vào hũ có nắp (hãy chọn chất liệu hộp bằng thiếc vì như vậy sẽ bảo quản hương thơm tốt hơn).
Bước 2: Nhỏ tinh dầu hoặc nước hoa vào Vaseline sau đó trộn đều lại với nhau. Dùng thìa miết lại bề mặt của hỗn hợp.
Bước 3: Để hỗn hợp đông lại tự nhiên hoặc cho vào tủ lạnh.
Lưu ý: Nếu bạn dùng tinh dầu để làm nước hoa sáp và sợ rằng trộn không đều thì hãy cho vào lò vi sóng đun chảy. Nhưng hãy nhớ rằng cách này không thể sử dụng với nước hoa vì nhiệt độ sẽ làm nước hoa bay hơi nhanh hơn.
Cách làm nước hoa khô mùi đơn
Nguyên liệu:
Sáp ong hoặc sáp đậu nành – 1 muỗng.
Dầu Jojoba hoặc dầu hạnh nhân – 1 muỗng.
Tinh dầu thơm 8 – 15 giọt (loại tinh dầu dùng làm nước hoa).
Hũ thiếc đựng nước hoa sáp.
Cách làm:
Bước 1: Làm chảy các loại sáp với dầu. Có thể sử dụng lò vi sóng hoặc đun cách thủy. Hãy để ý thời gian và nhiệt độ nhé.
Bước 2: Khi các nguyên liệu đã hóa lỏng, dùng dụng cụ để khuấy đều với tinh dầu.
Bước 3: Đổ chất lỏng vào hũ đựng. Hãy nhớ rửa sạch và đảm bảo hũ đựng nước hoa sáp phải thật khô ráo. Như vậy sẽ giúp bạn bảo quản được nước hoa khô tốt hơn.
Cách làm nước hoa khô hương tổng hợp
Nguyên liệu:
Sáp ong: 5gr.
Dầu jojoba: 15ml.
Các loại tinh dầu
Như ở công thức hôm nay của Thỏ sẽ bao gồm
Cỏ hương bài: 4 giọt.
Hoắc hương: 2 giọt.
Trầm hương: 10 giọt,.
Cam: 5 giọt.
Hoàng đàn: 5 giọt.
Hũ thiếc đựng nước hoa khô.
Cách làm
Cách làm nước hoa hương tổng hợp sẽ làm theo các bước như với nước hoa đơn mùi. Điều bạn cần lưu ý là không nên cho tinh dầu vào sáp khi còn quá nóng hoặc quá nguội. Nếu cho vào khi quá nóng sẽ khiến tinh dầu bị bay hơi và không giữ được độ đậm đặc. Còn nếu cho khi quá nguội thì nhiệt độ của sáp sẽ không đủ để hòa tan các hương liệu.
Sử dụng nước hoa khô đúng cách
Chắc hẳn rằng bạn đã từng băn khoăn về việc nước hoa không thơm và giữ mùi dù đã thoa rất nhiều lần. Thật ra tất cả đều có mẹo cả đấy nha.
Các loại nước hoa sáp có thể tỏa hương và giữ hương lâu khi được bôi tại những điểm mạch. Cổ tay, gáy, vành tai..thường được lựa chọn là điểm mạch để dùng nước hoa nhiều nhất. Tại các điểm này thường tập trung nhiều mạch máu, do đó nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác. Điều này giúp cho phân tử hương thơm có thể khuếch tán mạnh và lưu hương lâu hơn.
Cách thoa nước hoa khô
Việc thoa nước hoa khô rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng ngón trỏ để lấy nước hoa từ hũ theo hình tròn.
Tiếp đó nhẹ nhàng chấm vào các điểm mạch để giúp tỏa hương và lưu hương được tốt hơn.
Nếu bạn không thích lấy sáp thơm bằng tay, hãy dùng cây tăm bông sạch để chấm sáp lên cơ thể.
Cách bảo quản nước hoa khô đơn giản
Nếu đã biết cách làm nước hoa khô thì việc bảo quản cũng rất quan trọng. Do được làm từ các thành phần tự nhiên, không chất bảo quản nên rất cần lưu ý vấn đề này.
Thời gian sử dụng tốt nhất của nước hoa sáp sau khi mở nắp là 1 năm. Nhiệt độ phù hợp để bảo quản là nhiệt độ phòng ở khoảng 25-26 độ. Tránh những nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Hãy nhớ đóng nắp sau khi sử dụng để hương thơm không bị bay hơi.
Vì là các sản phẩm từ nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn với người có da nhạy cảm hay mẹ bầu. Thêm vào đó nước hoa sáp ở dạng rắn nên bạn không cần lo lắng việc bị rơi vỡ hay chảy dung dịch khi có va đập và ngại mang theo bên mình.
Trên đây, ngoài những cách làm nước hoa khô Thỏ đã cung cấp thêm các nội dung liên quan khác. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để có riêng cho mình một hũ nước hoa sáp nhé.
Các bài đọc tham khảo
Cách Sử Dụng Nước Hoa Để Lưu Hương Cả Ngày